Tổng quan Thể_cắt_nối

Xem thêm: Cắt nối RNA

Lược sử

Các giai đoạn cắt nối RNA.

Vào năm 1977, những công trình nghiên cứu từ các phòng thí nghiệm của Phillip SharpRichard J. Roberts đã cho biết: gen của các sinh vật nhân thực bị "phân tách" thành các đoạn khác nhau dọc theo phân tử DNA.[4][5] Các vùng mã hóa của gen - theo tên gọi "chuẩn" của nó, phải có thông tin di truyền về các amino acid do nó mã hoá - lại có những miền có chuỗi mã hoá xen kẽ với những miền không mang chuỗi bộ ba mã hóa nào, nghĩa là không liên quan gì đến đến biểu hiện thành prôtêin. Kiểu cấu tạo này của gen được gọi là gen phân mảnh đã được tìm thấy khi các mRNA ở virut Ađênô được lai với các đoạn của DNA virut đơn chuỗi, tách nhờ enđônuclêaza.[4] Từ đó, các nhà nghiên cứu đã xác định vùng mã hoá gồm các chuỗi không mã hoá gọi là "intron" sẽ phải rời khỏi mRNA sơ khai qua một quá trình mà Phillip Sharp đặt tên là "splicing" (tức ghép nối, sau này đặt tên chính thức là RNA splicing). P. Sharp và R.J. Roberts đã được trao giải Nobel về sinh lý học và y học năm 1993.

Từ nguyên

Spliceosome là từ ghép giữa splice (ghép hay nối hoặc bện) do P. Sharp đặt ra với từ some (lấy từ soma, tức cơ thể hay vật thể).[6][7] Do đó dịch là thể cắt nối.